Văn bản: Cấp Giấy phép khai quật khẩn cấp

Ngày áp dụng 01/01/1970
Ngày cấp 07/06/2018
Nội dung

Thủ tục: Cấp Giấy phép khai quật khẩn cấp

Trình tự thực hiện:

– Tổ chức xin cấp giấy phép khai quật khẩn cấp gửi 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội địa phương nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp;
– Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép khai quật khẩn cấp;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn cấp giấy phép khai quật khẩn cấp không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; trường hợp không cấp giấy phép, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Biểu mẫu, tờ khai cần hoàn thành

Văn bản đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (Phụ lục 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008).

* Thành phần hồ sơ gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp của tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ (Phụ lục 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008);
(2) Sơ đồ tỉ lệ 1:500, thể hiện rõ vị trí, diện tích địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp;
(3) Văn bản đề nghị cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ của tổ chức phối hợp khai quật khẩn cấp (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Cách thức thực hiện

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, số 47 Hàng Dầu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày

Lệ phí: Không

Kết quả việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính

Căn cứ pháp lý

– Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001.
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2009.
– Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
– Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 4/01/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ.

Yêu cầu điều kiện

(1) Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại. (2) Các tổ chức được thăm dò, khai quật khảo cổ: + Cơ quan nghiên cứu khảo cổ học của Nhà nước. + Trường đại học có bộ môn khảo cổ học. + Bảo tàng và Ban Quản lý di tích của Nhà nước có chức năng nghiên cứu khảo cổ. + Hội có chức năng nghiên cứu khảo cổ ở trung ương. (3) Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây: + Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học; + Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ; + Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.